Facebook

Ý nghĩa của việc suy niệm 14 chặng đàng thánh giá

Thánh Giá – Biểu tượng của đạo Thiên Chúa được hình thành như thế nào?

Thánh Giá được xem là biểu tượng đặc trưng của đạo Thiên Chúa. Hình tượng Thánh Giá thường thấy bao gồm hai thanh thẳng đặt vuông góc nhau như hình chữ thập cùng với đó là hình ảnh Chúa Giê-su bị đóng đinh trên cây thập giá đó.

Thần học cho rằng, trước khi Chúa Giê-su chịu khổ hình đóng đinh thì Thánh Giá vẫn chỉ được gọi là thập tự hoặc thập tự giá, một hình thức nhục hình dùng để bêu rếu và xử tử tử tù một cách nhục nhã của Đế quốc La Mã ngày trước (Rô ma ngày nay) nên trước đây nó là biểu tượng cho sự chết chóc và ô nhục.

Nhưng cái chết của Chúa Giê-su được mọi người ca ngợi là để chuộc tội cho thiên hạ thì bắt đầu có quan niệm về “Thánh Giá” và đây được xem là tượng trưng của “Tình yêu thương và lòng thương xót của Chúa Giê-su dành cho nhân loại” và cũng là

“ Công nghiệp cứu thế của Đức Chúa Giê-su”

Đàng Thánh Giá là gì?

Đàng Thánh Giá hay Đường Thánh Giá (Latinh: Via Crucis) là một loạt gồm mười bốn hình ảnh nghệ thuật, thường là điêu khắc, mô tả diễn tiến Cuộc thương khó của Chúa Giê-su (hay còn gọi là cuộc khổ nạn là khoảng thời gian sau hết trong cuộc đời tại trần thế của Chúa Giê-su, cuộc thương khó được Tuần Thánh tức một tuần trước lễ Giáng Sinh) từ khi Người bị kết án đến khi bị đóng đinh trên thập giá, biến cố cao trào được xem là tâm điểm trong lịch sử Công giáo, và cuối cùng là an táng trong hầm mộ.

14 Chặng đàng Thánh Giá:

Chặng thứ I: Quan Phi-la-tô kết án tử, Chúa Giê-su chịu phạt.

Chặng thứ II: Chúa Giê-su bắt đầu vác Thánh Giá

Chặng thứ III: Chúa Giê-su ngã xuống lần thứ nhất

Chặng thứ IV: Đức Giê-su gặp được Đức Mẹ Maria

Chặng thứ V: Ông Simon giúp Chúa Giê-su vác Thánh Giá

Chặng thứ VI: Bà thánh Veronica lau mặt Đức Chúa Giê-su

Chặng thứ VII: Chúa Giê-su ngã xuống lần thứ hai

Chặng thứ VIII: Chúa Giê-su an ủi những  phụ nữ Giêrusalem đi theo Người

Chặng thứ IX: Chúa Giê-su ngã xuống lần thứ ba

Chặng thứ X: Chúa Giê-su bị quân lính lột áo Người như lấy đi một lớp da.

Chặng thứ XI: Chúa Giê-su chịu nỗi đau đóng đinh vào cây Thánh Giá

Chặng XII: Chúa Giê-su chết trên Thánh Giá

Chặng XIII: Hạ xác Chúa Giê-su xuống khỏi Thánh Giá

Chặng XIV: Táng xác Đức Chúa trong huyệt đá mới

Ý nghĩa của việc Suy niệm Đàng Thánh Giá:

Ngày nay người ta hay tiến hành các cuộc suy niệm Đàng Thánh Giá vào đúng 9 giờ tối thứ Sáu của tuần Thánh như là một hình thức tôn thờ được thực hiện bằng cách di chuyển đến từng chặng theo thứ tự của 14 chặng Đàng Thánh Giá như trên rồi cùng đọc kinh, cầu nguyện và suy niệm tương ứng với từng sự kiện ở mỗi chặng để rồi sau khi đi qua hết 14 chặng sẽ cùng nhau đi đến Lời Nguyện Kết.

Tham khảo sản phẩm 14 chặng đàng thánh giá

© 2016 Đá mỹ nghệ Đà Nẵng | Điêu Khắc Đá