Facebook

Tại sao hàng 1000 ngôi chùa trên đất việt lại thờ tượng phật bằng đá?

Tượng phật bằng đá là các pho tượng phật được đục đẻo và chạm khắc từ các khối đá tự nhiên. Các khối đá này được khai thác từ các mỏ đá tự nhiên trong lòng đất.

Hầu như các tượng phật và đồ thờ cúng đều làm bằng đá tại Chùa Bửu Long – Tiền Giang

Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, khi bạn đặt chân đến bất kì khuôn viên đình chùa,… các bạn đều bắt gặp các hình tượng phật, các con kỳ lân, sư tử, lư hương hay đèn lồng đều làm bằng đá tự nhiên.

Các pho tượng phật làm bằng đá thường rất bền vững và trường tồn dưới nắng mưa, bởi nó đã được hình thành trong nhiều quá trình biến đổi địa chất của trái đất, chịu nhiều nắng mưa và biến đổi của nhiệt độ. Các dòng tượng phật bằng đá này được  đục từ các khối đá nguyên khối, không chắp vá, các chi tiết như đầu, tay, chân,… cho đến các chi tiết nhỏ nhất và phức tạp nhất đều được điêu khắc từ  một khối đá duy nhất đó, nên thờ ngoài trời, nắng mưa, giản nở nhiệt đều không rạng nứt chân chim giống như các loại tượng đúc khuôn.

Tượng phật bằng đá thờ tại gia trong nhà gia đình phật tử tại Phú Nhuận – TP HCM

Ngoài ra tượng phật bằng đá còn có trọng lượng nặng, phù hợp để thờ phụng ngoài trời giống như các tượng phật quan âm lộ thiên được các Sư Thầy tín dùng thỉnh thờ rất nhiều tại các chùa bởi nắng, mưa gió bão cũng không thổi ngã đổ được tượng.

Thờ tượng phật bằng đá thì chùa hay phật tử tại gia yên tâm về độ bền của nước bóng bề mặt tượng, phải mất từ 10 – 20 năm mới vệ sinh đánh bóng lại 1 lần. Còn đối với dòng tượng đúc do bề mặt tượng là sơn màu nhân tạo, nên trung bình 2-3 năm lại tốn chi phí tu bổ sơn phết tượng lại 1 lần để giữ lại độ bóng của tượng phật.

Quan âm lộ thiên tại chùa Phước Thành – Châu Thành – Bến Tre

Cũng chính vì những lí do trên, nên chúng ta nhận thấy tại các chùa cũng như các gia đình phật tử thờ tại gia thấy tượng phật bằng đá được tín dùng nhiều hơn cả.

Diểm Hương Trần

© 2016 Đá mỹ nghệ Đà Nẵng | Điêu Khắc Đá