Kiều Trần Như là tên phiên âm từ tiếng Phạn của Koṇḍañña, vị đệ tử xuất gia và chứng quả A la hán đầu tiên của đức Phật, là thành viên đầu tiên của giáo đoàn, có pháp lạp cao nhất. Tên của tôn giả, gọi cho đầy đủ là A Nhã Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinya – Anna Kondanna).
Mẫu tượng Kiều Trần Như tại Sinh Hùng Stone. Liên hệ – 0961678679 để biết giá
Cuộc đời:
Tôn giả Kiều Trần Như vốn là một đạo sĩ Bà la môn trẻ tuổi và cực kì thông minh ở thành Ca Tì La Vệ (thuộc Nepal ngày nay) vào lúc thái tử Tất Tạt Đa (Siddhartha – Siddhattha) đản sinh.
Gặp gỡ Tất Tạt Đa Cồ đàm
Thuở ấy, vua Tịnh Phạn đã mời sa môn Kiều Trần Như và đông đảo các vị sa môn học rộng tài cao khác vào triều dự lễ đặt tên cho thái tử. Trong buổi lễ này, sau khi quan sát tướng mạo đặc biệt của thái tử, Kiều Trần Như quả quyết rằng, sau này thái tử sẽ hoàn toàn thoát tục và đắc quả đại chánh giác. Bởi vậy, về sau, khi nghe tin thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ hoàng cung vào rừng xuất gia học đạo, ông đã dẫn theo bốn đạo sĩ thân thiết (con của các vị đạo sĩ khác) tên là Bạt Đề (Bhardrika – Bhaddiya), Bà Sư Ba (Vaspa -Vappa), Ma Ha Nam (Mahanama) và A Thuyết Thị (Asvajit – Assaji), cùng đi tìm thái tử để tu học. Khi đức Cồ Đàm (Gautama – Gotama – tức thái tử Tất Đạt Đa) tìm đến đạo tràng của đạo sư Uất Đầu Lam Phất (Udraka Ramaputra – Uddaka Ramaputta), ở vùng phụ cận phía Nam kinh thành Vương Xá, của vương quốc Ma Kiệt Đà để xin học đạo, Ngài đã gặp sa môn Kiều Trần Như nơi đây. Hai vị sa môn đần dần kính mến nhau về thông minh tài trí và đức hạnh thanh cao, mà trở thành tri kỉ của nhau. Không những sa môn Kiều Trần Như đã coi sa môn Cồ Đàm là một người bạn tri kỉ, mà còn hơn nữa, là một bậc thầy.
(Cũng có tài liệu nói rằng, tôn giả Kiều Trần Như vốn là anh ruột của thân mẫu tôn giả Phú Lâu Na (một trong mười vị đệ tử lớn của Phật). Sau khi thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ hoàng cung đi xuất gia tìm đạo giải thoát, vua Tịnh Phạn đã phái tôn giả cùng với bốn bạn hữu kể trên, tìm đến rừng Khổ Hạnh (Tapovana) để cùng bầu bạn với thái tử trong lúc tu hành.)
Rời bỏ thái tử
Tất-đạt-đa quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Sau một thời gian dài tu khổ hạnh một cách triệt để, cả 6 người đều kiệt sức, mà trí tuệ vẫn không phát triển thêm, trái lại còn mòn mỏi đi. Một hôm đức Cồ Đàm tuần tự kiểm điểm lại sự tu tập trong thời gian qua, và bỗng nhiên bừng tỉnh. Ngài thấy rõ, con đường khổ hạnh là con đường sai lầm. Hưởng thụ dục lạc là một cực đoan, mà hành hạ thể các cũng là một cực đoan; cả hai đều sai lầm, đều không giúp ích được gì cho sự phát triển trí tuệ. Ngài bèn quyết định từ bỏ phép tu khổ hạnh triệt để như bấy lâu nay, trở lại ăn uống bình thường để phục hồi sức khỏe, và bắt đầu theo đuổi con đường thiền tập – mà Ngài xét thấy, đó mới là con đường chính đáng nhất cho rằng đưa đến đạo quả giác ngộ.
Sa môn Kiều Trần Như thấy đức Cồ Đàm ăn uống bình thường trở lại, bỏ việc tu khổ hạnh và chỉ chuyên tu thiền định nên kia thất vọng bỏ đi cùng với 4 người bạn đạo sĩ thân thiết của mình. Họ đi sang vườn Nai (Lộc Uyển, Mrgadava – Migadava), gần thành Ba La Nại (Varanasi – Baranasi), nước Ca Thi (Kasi) (thuộc Ấn Độ ngày nay), để cùng tu học với nhau.
Gặp lại đức Cồ Đàm và chứng đắc A la hán
Phật thuyết pháp cho 5 đệ tử đầu tiên.
Nửa năm sau, bỗng một hôm Sa môn Kiều Trần Như và 4 người bạn trông thấy đức Cồ Đàm (lúc này đã là đạt đạo) tìm đến với họ. Khi thấy bóng dáng Ngài còn đang thấp thoáng ở ngoài xa, họ đã bảo nhau là sẽ không ra đón tiếp, nhưng khi Phật đến nơi thì tất cả bọn họ đều vui mừng nghênh đón. Phật đã giảng cho họ về Tứ diệu đế. Bấy giờ, cả năm vị sa môn nhóm Kiều Trần Như đều tôn đức Cồ Đàm làm Thầy, gọi Ngài là Phật, và gọi giáo pháp do Ngài chỉ dạy là Đạo Phật. Họ từ bỏ lối tu khổ hạnh cũ, cùng tinh cần tu tập theo sự hướng dẫn của Phật. Chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, nhờ quyết tâm và tinh chuyên tu học, cả năm vị, đầu tiên là Kiều Trần Như, rồi tiếp đến là bốn vị kia, lần lượt đều chứng thánh quả A la hán.