Long Lân Quy Phụng là bộ tứ linh ( hay Tứ Thụy ) xuất hiện trong văn hóa từ xa xưa của Phương Đông.Tứ linh là biểu tượng phong thủy tượng trưng cho sức mạnh của thiên địa. Bộ tứ linh đại diện cho 4 phương, 4 mùa, và 4 nguyên tố Nước, lửa, khí, đất tạo nên vũ trụ.
Như vậy, Long lân quy phụng là gì và có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bộ tứ linh.
Long Lân Quy Phụng hay còn gọi là tứ linh là biểu tượng cho sức mạnh của trời đất, tượng trưng cho bốn linh thần của 4 phương: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước theo truyền thuyết của nhân gian Trung Hoa. Theo phong tục Hoàng Tục thờ xưa, việc lựa chọn nơi đóng kinh đô phải là nơi hòa hợp đủ những yếu tố của trời đất để tạo nên sự thái bình, hưng thịnh cho đất nước.
Hình tượng tứ linh từ xa xưa được áp dụng trong các sản phẩm nghệ thuật phong thủy, kiến trúc Việt Nam, Từ những nơi linh thiêng đến nhà cửa, hình tượng này luôn hiện diện trong tâm thức người Việt.
Các sản phẩm nghệ thuật khắc tứ linh trong một khoảng không gian nhỏ đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ để tạo nên một tác phẩm có sự tinh xảo và điêu luyện.
Mặt khác, vì đây là bộ tứ mang ý nghĩa phong thủy rất lớn, sẽ có những chi tiết rất nhỏ nhưng độ chính xác phải cao nên thời gian và công sức để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật tứ linh không phải là điều dễ dàng.
Mỗi Linh vật trong bộ tứ linh đều mang một ý nghĩa riêng biệt tạo nên một thể thống nhất cho biểu tượng của đất trời:
Là linh vật đứng đầu trong bộ tứ linh, tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh và có quyền năng tối cao bậc nhất trong các linh thú.
Hình tượng con rồng xuất hiện trong văn hóa tâm linh, tiềm thức của người dân Việt Nam, mang đến bình an, may mắn, giúp cho mưa thuận gió hòa, ước nguyện thành thật.
Vua chúa thời xưa thường khoác lên mình bộ long bào – quần áo thêu rồng bằng vàng thể hiện cho thiên mệnh của đất nước, nhân loại.
Không những thế, ông bà xưa còn quan niệm truyền thuyết văn hóa con rồng cháu tiên của văn hóa tâm thức con người Việt Nam đã được in sâu, với mong muốn là người con của đất trời mang đến sức sống mãnh liệt và sự thái bình.
Lân là linh vật đứng vị trí thứ 2 sau rồng, mang lại điềm lành, sự may mắn, biểu tượng cho sự nguy nga, tráng lệ và trường thọ.
Kỳ là con đực, Lân là con cái nên hay gọi chung là Kỳ Lân, hình tượng của Kỳ Lân được tạo nên từ sự tưởng tượng của dân gian với dung mạo kỳ dị: Sừng của loài Nai, tai Chó, trán Lạc Đà, mắt Quỷ, mũi Sư Tử, miệng rộng với thân hình Ngựa, đuôi bò…nhưng Kỳ Lân vẫn được xem là loài linh vật vô cùng nhân từ không như vẻ bề ngoài của chúng.
Hình tượng Lân thường xuất hiện trên đầu cột cổng hay trên máy nhà để trấn giữ nhà cửa hay dùng hóa giải hung khí khi đối diện cửa có ngã ba, ngã tư, hay cửa của nhà người khác. Ngoài ra, Kỳ Lân còn được sử dụng với tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Hộ Pháp hay Văn Thù bồ tát.
Quy và hạc – biểu tượng của thanh tịnh. Trên thực tế, Rùa là loài động vật bò sát có tuổi thọ rất cao, có thể sống trong một thời gian dài mà không cần thức ăn, được ví với tinh thần thoát tục, thanh cao.
Trong ý nghĩa tứ linh, Quy là linh vật được xem là biểu tượng hội tụ của trời đất với bụng phẳng tượng trưng cho mặt đất và mai rùa hình vòng tượng trưng cho vòm trời, mang ý nghĩa trường thọ, chiêu tài hóa sát, mang lại tài lộc và sự thịnh vượng lâu dài.
Chúng ta thường bắt gặp hình tượng rùa ở các miếu, đền hay chùa, thường đi đôi với hạc – Hai loài vật tượng trưng cho thanh tịnh, thơm ngát.
Quy được xem như hình tượng của đất Phật, bắt nguồn của nguồn nước, hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển.
Phụng hay Phượng Hoàng là linh vật của bất từ và tái sinh, là loài chim đẹp nhất trong tất cả các loại chim: Đầu gà, bộ đuôi thướt tha, rực rỡ như loài Công và chiếc cổ cao của chim Hạc. Trong văn hóa phương Đông, Phượng Hoàng được xem là linh vật sánh ngang với Rồng.
Mỗi bộ phận của Phụng đều mang ý nghĩa riêng của nó: Đầu đội đức hạnh, công lý, mắt tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, trên lưng cõng bầu trời, cánh tượng trưng tạo ra gió, đuôi là tinh tú, lông là vạn vật cây cỏ, chân là đất.
Trong bộ tứ linh, Phụng là loài vật có vòng đời luân hồi, khi tuổi thọ đã quá cao không còn sức lực, phượng Hoàng sẽ tự làm tổ và thiêu chết mình bằng nhiệt từ cơ thể chính mình và hồi sinh thành một phượng Hoàng non từ trong đám lửa đó, lớn dần lên xõa cánh bay lượn, vòng luân hồi không bao giờ kết thúc, như hoạt động của vũ trụ.
Vì những điều như vậy, nên Phụng được xem là biểu tượng của sự hạnh phúc, của thánh nhân, cho vua chúa.
Sinh ra và lớn lên tại vùng đất huyền thoại, bắt nguồn từ niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc đá của hội đồng Điêu khắc gia và đội ngũ công nhân thủ công mỹ nghệ trình độ cao. Tất cả sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần đá mỹ nghệ Đà Nẵng đều được thực hiện trên các dòng đá tự nhiên.
Tại Đá mỹ nghệ Đà Nẵng là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín. Chúng tôi tự tin là địa điểm được khách hàng tin tưởng và lựa chọn tin dùng. Ngoài ra, Đá mỹ nghệ Đà Nẵng chuyên thực hiện các đơn hàng xuất khẩu theo yêu cầu đi nước ngoài. Nếu bạn đang có nhu cầu hoặc thắc mắc bất cứ thông tin nào liên quan đến: tượng Phật Giáo, tượng Công Giáo, tượng nghệ thuật,… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ: