Facebook

Những điểm cần lưu ý khi lập bàn thờ thiên của người Việt

Người miền nam có phong tục lập bàn thờ thiên hay còn gọi là bàn thiên xuất hiện cách đây khoảng mấy trăm năm trước công nguyên. Từ thiên trong tiếng Hán Việt nghĩa là trời tức bàn thờ thiên nghĩa là thờ ông trời. Theo tín ngưỡng dân tộc ta từ ngàn xưa tới nay, trời có vị trí quan trọng nhất trong tín ngưỡng dân gian thờ cúng, được xếp trước Phật trong các đối tượng được thờ,  thứ tự người dân ta thờ bái là “Trời – Phật – Thánh – Thần”, nên việc lập bàn thờ thiên  là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi nhà và được tính toán rất thận trọng


Bàn thờ thiên đang được hoàn thiện dưới xưởng đá mỹ nghệ

Những yếu tố lưu ý khi lập bàn thờ thiên

Việc đầu tiên khi xét đến việc lập bàn thờ thiên phụ thuộc rất nhiều vào việc xem hướng nhà để bố trí vị trí bàn thờ sao cho thuận lợị. Thêm vào đó mỗi khu vực địa phương thường có nhiều cách bài trí đặt lập bàn thờ thiên  khác nhau,và hầu như mỗi nhà cũng lại có một cách xếp đặt bàn thờ thiên khác nhau. Có gia đình thì chọn vị trí cùng hướng với hướng bàn thờ bên trong nhà,có nhà thì đặt theo hướng của mặt chính phía trước nhà,có nhà để bàn thờ thiên dưới tầng trệt,có nhà vì không có sân vườn muốn rộng rãi lại gắn trên sân thượng.

Bàn thờ thiên được lắp đặt và bàn giao cho khách hàng

Bàn thờ thiên được sắp đặt ở ngoài sân hoặc góc vườn, với một cột trụ lớn (có thể làm bằng chất liệu gỗ hay gạch, đá), đỡ  một bệ vuông khoảng 40cm , trên bệ vuông sẽ đặt bát nhang, bình hoa, đặt một (hoặc ba, nhưng phải là số lẻ) chén nước lã hoặc chén rượu trắng . Lễ vật không cần quá cầu kì trang trí nhưng cần được bày biện thành kính , sạch sẽ và chỉn chu.

Bàn thiên đá carot có cả bức bình phong

Theo phong thủy dân gian người xưa thường chọn vị trí thích hợp trước rồi mới xét đến phương hướng. Do tính chất bàn thờ thiên là để gia chủ thắp hương cúng bái ngoài trời, nên cần đặt ở vị trí lộ thiên, hoặc bán lộ thiên, cho nên ở những khu đô thị lớn nhà không có sân thì nhiều gia đình linh hoạt bàn thiên trên ban công lan can trước nhà, gắn trước sân thượng… Theo sinh hoạt tín ngưỡng bình thường thì sau khi thắp hương cho bàn thờ trong nhà, bàn thờ Phật sau đó  sẽ ra ngoài thắp hương bàn thờ thiên

Lưu ý khi chọn vị trí lập bàn thờ thiên

Tùy theo hoàn cảnh mỗi nhà mà khi lập bàn thờ thiên đặt ở vị trí sao cho thuận tiện với việc thắp nhang.Theo lời  khuyên của các bậc tiền bối ông cha ta truyền lại là nên thắp nhang cúng trời đất vào các thời khắc âm dương giao hòa,lúc chạng vạng nhá nhem, nếu theo giờ âm là giờ mão (khoảng 5-7 giờ sáng) và vào giờ dậu (khoảng 5-7 giờ chiều tối) vì thế gia chủ nên đặt bàn thờ thiên nằm tại vị trí trung tâm, sáng sủa, tại nơi giáp ranh trong – ngoài của ngôi nhà, khu đất (trước sân gần tường rào, trên ban công). Những lúc giỗ chạp như giao thừa thì nếu chọn được vị trí thuận lợi cũng giúp gia chủ dễ dàng cúng bái bày đồ lễ vào ban đêm mà không va vấp.

Bàn thờ thiên 2 tầng bằng đá carot vàng Nghệ An

Cách chọn hướng khi lập bàn thờ thiên

Sau khi đã chọn được vị trí đặt đúng để lập bàn thờ thiên rồi thì xét đến hướng. Thông thường hướng của các dạng bàn thờ nói chung theo phong thủy là hướng ngược với người đứng khấn để tiện cho việc lễ bái, nhưng đối với bàn thiên thì do bốn phương tám hướng đều là ngoài trời, cho nên vấn đề hướng không cần theo nghiêm ngặt lắm, nhưng vẫn cần phải lưu ý đến việc giữ được tính trang nghiêm, chỉnh tề, không nên đặt ở các góc quá khuất nẻo, cũng nên tránh hướng ra những chỗ thiếu quang đãng hoặc góc hẹp để người thắp hương khó hành lễ . Về chiều cao thì bàn thiên chỉ cần cao ngang ngực người, (khoảng 1-1,3m) không cao trên tầm mắt như bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Phật, cũng không thấp hẳn xuống theo kiểu hạ thổ như bàn thờ ông địa thần tài.

Nguồn Sưu Tầm.

© 2016 Đá mỹ nghệ Đà Nẵng | Điêu Khắc Đá