Facebook

Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước thắng cảnh du lịch tuyệt đẹp

Theo thống kê của sở du lịch thành phố, các đoàn du khách khi đặt chân đến  Đà Nẵng luôn ghé đến chân núi Ngũ Hành Sơn để ghé thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước. Đó là một nơi sản xuất đồ đá mỹ nghệ bằng rất nhiều loại đá cẩm thạch khác nhau nổi tiếng khắp cả nước cũng như ra thế giới.

dukhachghethamlangngheDu khách ghé tham quan xưởng sản xuất tại làng nghề đá mỹ nghệ Đà Nẵng

Làng đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII, cách đây khoảng bốn trăm năm, là một làng nghề thủ công đã có truyền thống hết sức lâu đời. Làng đá mỹ nghệ Non Nước do người thợ xứ Thanh – xứ Nghệ đi đến lập ấp tạo dựng, lúc bấy giờ sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống gồm những hòn chì đá dùng để buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, cối xay bột, tiếp theo là những sản phẩm điêu khắc bia mộ, đặc biệt là những chế tác Rồng, Phụng, Rùa,… nghề phục vụ cho trang trí tại các Chùa chiền, Miếu mộ, Lăng tẩm, cung đình. Những sản phẩm điêu khắc đá được truyền nghề và phát triển qua nhiều đời , dần đi vào đời sống tinh thần, phản ảnh nền văn hoá truyền thống của một vùng dân cư với nghề điêu khắc đá mỹ nghệ.

1goclangnghe

Một góc bày trí trưng bày tại làng nghề

Người khắc bia chùa Phổ Khánh (chùa làng Ái Nghĩa, xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc) năm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 3, đời Lê Hy Tông (1678) là một người họ “Huỳnh”, quê tại “Quán Khái xã”. Như vậy, có thể thấy tại xã Quán Khái, vào quảng thế kỷ XVII đã có nghề khắc bia đá. Xã Quán Khái, đó chính là một làng trong khu vực Non Nước – Ngũ Hành Sơn hiện nay. Điều đó cũng cho phép nghĩ rằng các bia hiện không còn đọc được trong động Tàng Chân, các bia “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” và “Ngũ Uẩn Sơn Cổ Tích Phật Tịch Diệt Lạc” trên vách đá các động Hoa Nghiêm và Vân Thông tại Thủy Sơn, danh xưng các hòn núi và các hang động tại Non Nước – Ngũ Hành Sơn có thể cũng là do những người thợ đá của xã Quán Khái thực hiện.

CONTAINER NHẬP ĐÁ NGUYÊN LIỆU

Lễ cúng Tiên Sư đầu năm của ĐÁ MỸ NGHỆ  Đà Nẵng tại làng nghề mới

Hiện nay, tại phường Hòa Hải có nhà thờ “Thạch Nghệ Tổ sư” và ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ nghề. Có tài liệu nói ông tổ nghề đá Non Nước – Ngũ Hành Sơn có tên là Huỳnh Bá Quát nhưng hiện chưa được kiểm chứng.Những người thợ đá đầu tiên đã từ Thanh Hóa đến và lập nghiệp ở làng Quán Khái vì lúc bấy giờ chung quanh Non Nước – Ngũ Hành Sơn chưa có dân cư làng xóm gì cả. Về sau do tình hình phát triển của khu danh thắng và cũng để gần nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ hàng hóa làng nghề dần dần chuyển đến gần chân hòn Thủy Sơn và đã hình thành hẳn một khu dân cư hai bên đường Lê Văn Hiến và Huyền Trân công chúa.

MẶT TIỀN XƯỞNG SẢN SUẤT SỐ 02

Mặt tiền xưởng sản xuất  khu làng nghề mới  rộng rãi và khang trang

Nhưng hiện nay với sự phát triển của TP Đà Nẵng, kèm với chủ trương qui hoạch của TP nên LÀNG NGHỀ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ ĐÀ NẴNG được qui hoạch về làng nghề mới có tổng diện tích dự án 50 ha cách khu sản xuất cũ khoảng 2km về phía tây nam. Tại đây sẽ bố trí cho gần 500 cơ sở với khoảng 2.500 lao động sản xuất.

Nguồn sưu tầm.

© 2016 Đá mỹ nghệ Đà Nẵng | Điêu Khắc Đá